PLC Là Gì? Vai Trò Của PLC Trong Hệ Thống Tự Động

PLC là một thiết bị điều khiển lập trình có khả năng thực hiện một cách linh hoạt các thuật toán thông qua một ngôn ngữ lập trình. Vậy PLC là gì? Cấu tạo của PLC như thế nào? Hãy cùng Tiến Duy tìm hiểu về PLC trong bài viết dưới đây.

PLC là gì?

PLC là từ viết tắt của Programmable Logic Controller, đây là thiết bị cho phép lập trình thực hiện những thuật toán điều khiển logic. Bộ lập trình PLC sẽ nhận tác động từ các sự kiện bên ngoài thông qua ngõ vào (input) và tiến hành thực hiện hoạt động thông qua ngõ ra (output). PLC hoạt động bằng cách quét các trạng thái trên đầu ra và đầu vào. Khi có bất kỳ sự thay đổi nào từ ngõ vào, dựa theo các thuật toán điều khiển logic chương trình ngõ ra tương ứng sẽ thay đổi.

Ngôn ngữ lập trình PLC phổ biến hiện nay là Step Ladder, Ladder. Tuy nhiên, từng hãng sản xuất sẽ có những ngôn ngữ lập trình riêng. Các hãng sản xuất PLC phổ biến hiện nay gồm: Mitsubishi, Siemens, Rockwell, Delta, INVT,…

PLC là gì
PLC là gì

Xem thêm: Bộ chuyển nguồn tự động ATS-SHIHLIN

Cấu tạo và phân loại PLC

Hệ thống PLC thường bao gồm các bộ phận chính sau:

  • Bộ nhớ chương trình: RAM, ROM hoặc có thể sử dụng vùng nhớ ngoài (EPROM).
  • Bộ xử lý trung tâm CPU
  • Module Input/Output. Thông thường module I/O sẽ được tích hợp trực tiếp trên PLC, khi có nhu cầu mở rộng I/O thì người dùng có thể lắp module I/O.

Ngoài ra, PLC còn có một số bộ phận khác như:

  • Cổng kết nối PLC và máy tính: RS232, RS422, RS485 có chức năng thực hiện đổ chương trình và giám sát chương trình.
  • Cổng truyền thông: Hệ thống PLC thường tích hợp cổng truyền thông Modbus RTU. Tùy vào hãng và dòng sản phẩm, PLC có thể được tích hợp thêm một số chuẩn truyền thông khác như: Profibus, CANopen, Profinet, EtherCAT…
Cấu tạo và phân loại PLC
Cấu tạo và phân loại PLC

Có thể bạn quan tâm: ATS là gì? Chức năng và nguyên lý hoạt động của ATS

Nguyên lý hoạt động của PLC

Bộ điều khiển trung tâm CPU có chức năng điều khiển toàn bộ hoạt động của bộ PLC. Tốc độ xử lý của CPU sẽ quyết định trực tiếp đến tốc độ điều khiển của PLC. Chương trình được lưu trữ vào RAM. PLC có tích hợp pin dự phòng giúp chương trình không bị mất khi xảy ra sự cố về điện. CPU tiến hành quét chương trình và thực hiện các lệnh theo thứ tự.

Nguyên lý hoạt động của PLC
Nguyên lý hoạt động của PLC

Ưu nhược điểm của PLC

Ưu điểm

  • Bộ điều khiển PLC có khả năng chống nhiễu tốt, là thiết bị đáng tin cậy trong môi trường công nghiệp.
  • Đáp ứng các giải thuật phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao.
  • Lắp đặt dễ dàng.
  • Hỗ trợ tất cả các chuẩn mạng truyền thông công nghiệp.

Nhược điểm

  • Giá thành cao: Chi phí sản phẩm PLC cao hơn so với chi phí mạch Relay thông thường. 
  • Chi phí phần mềm lập trình: Chi phí mua licence phần mềm lập trình sẽ phụ thuộc vào hãng sản xuất. Có 2 dạng: Hãng sản xuất cho phép sử dụng miễn phí licence và hãng sản xuất yêu cầu mua licence.
  • Yêu cầu người dùng có kiến thức về lập trình PLC: Để sản phẩm có thể đáp ứng tốt trong điều khiển, người dùng cần có kiến thức cơ bản về lập trình PLC.

Xem thêm: Thiết bị chuyển nguồn tự động ATS Socomec

Vai trò của PLC trong hệ thống tự động hóa

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt ra những yêu cầu và thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp. Trong dây chuyền sản xuất của các doanh nghiệp, PLC là thiết bị điều khiển đáp ứng về logic, tốc độ và cả truyền thông, trao đổi dữ liệu với các thiết bị điều khiển khác tạo nên 1 mạng lưới khép kín.

Vai trò của PLC trong hệ thống tự động hóa
Vai trò của PLC trong hệ thống tự động hóa

Sự khác nhau giữa PLC và các loại điều khiển khác

Hệ Thống Điều Khiển Thông Thường Hệ Thống Điều Khiển Bằng PLC
  • Khi muốn thay đổi chương trình thì phải tiến hành lắp đặt lại toàn bộ.
  • Khó bảo trì và sửa chữa.
  • Sự thay đổi ngõ vào, ra và dễ dàng điều khiển hệ thống hơn nhờ các phần mềm trên máy tính hoặc Console.
  • Bảo trì, sửa chữa dễ dàng.
  • Độ bền và độ tin cậy cao.
  • Các module rời cho phép người dùng thay thế và mở rộng khi cần thiết.

Ứng dụng của PLC

Hiện nay, bộ lập trình PLC được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực và nhiều loại máy móc như:

  • Máy đóng gói
  • Máy in
  • Máy se sợi
  • Máy đánh chỉ
  • Máy cắt tốc độ cao
  • Máy chế biến thực phẩm

Xem thêm: Các thiết bị đóng cắt phổ biến của Siemens

Sản phẩm PLC tại Tiến Duy

PLC thương hiệu Siemens

Siemens bước vào thị trường Việt Nam vào năm 1993, chuyên cung cấp các sản phẩm công nghệ điện, điện tử. Trong đó, PLC Siemens là một sản phẩm nổi bật trong lĩnh vực tự động hóa công nghiệp tại Việt Nam. Với các dòng sản phẩm PLC nổi tiếng như: Logo, S7-400 Series, S7-200, S7-1200, S7-300, S7-1500.

PLC Siemens
PLC Siemens

PLC thương hiệu Mitsubishi

PLC Mitsubishi là một trong các dòng sản phẩm PLC đang được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam, được sản xuất bởi tập đoàn Mitsubishi Electric đến từ Nhật Bản. Cùng với việc tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu đa dạng của khách hàng, Mitsubishi Electric sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhằm cung cấp các giải pháp tự động hóa công nghiệp đáng tin cậy với tầm nhìn hướng đến các thế hệ mới trong sản xuất. Với các dòng sản phẩm PLC nổi tiếng như: FX2N, FX1S, FX3G, FX3U, FX5U,…

plc-mitshibisi
plc-mitshibisi

Trên đây là bài viết của Tiến Duy về thiết bị PLC là gì. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi có nhu cầu mua thiết bị này để nhận được sản phẩm chất lượng với mức giá ưu đãi nhất nhé.

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ ĐIỆN TIẾN DUY

Để đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý cho sản phẩm. Bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Duy Thắng
Phone : 096 741 24 86
Mail : salestienduy@gmail.com
Skype: luuduythang@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Thietbidiengiarehanoi
Website: mangnhuatudien.com

Website:  tienduy.vn

ĐỊA CHỈ: Số 8, Liền Kề 9, tổng cục 5, Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *