Hướng Dẫn Cách Dùng Đồng Hồ Đo Điện Đa Năng Chi Tiết Nhất

Đồng hồ đo điện đa năng là gì? Làm thế nào để sử dụng đồng hồ đo điện đa năng? Đồng hồ đo điện năng là đồ dùng được sử dụng phổ biến trong các hộ gia đình. Tuy nhiên, ít ai biết cách sử dụng chúng. Vì vậy, thông qua bài viết dưới đây, Tiến Duy sẽ hướng dẫn khách hàng cách dùng đồng hồ đo điện đa năng chi tiết nhất. 

Giới thiệu đồng hồ đa năng

Đồng hồ đo điện đa năng là đồng hồ dùng để đo nhiều đại lượng điện bằng 1 dụng cụ. Đồng hồ đo điện đa năng được chia thành 2 loại chủ yếu: đồng hồ đa năng kỹ thuật số và đồng hồ đa năng hiển thị bằng kim. Về cơ bản, đồng hồ đa năng dùng để đo dòng điện, điện áp và điện trở

đồng hồ đo điện đa năng
đồng hồ đo điện đa năng

Đồng hồ đo điện đa năng hoạt động như một ampe kế có điện trở tiếp nối thấp dùng đo dòng điện một chiều. Để đo được dòng điện cao, khách hàng nên mắc điện trở song song qua điện kế nhằm giúp dòng điện đi qua không vượt quá giới hạn cho phép. Tại đây, một phần của dòng điện cần đo sẽ đi qua mạch rẽ nhánh. Cùng với điện trở đang có, đồng hồ đa năng có thể đo phạm vi của dòng điện.

Có thể bạn quan tâm: Đồng Hồ Volt Là Gì? Nguyên Tắc Hoạt Động – Vai Trò – Cách Dùng

Chức năng của đồng hồ đo điện đa năng

Đồng hồ đo điện đa năng sở các chức năng chủ yếu sau:

Chức năng của đồng hồ đo điện đa năng
Chức năng của đồng hồ đo điện đa năng

Đo điện áp

Điện áp có ký hiệu V – đây là giá trị cơ bản khi tiến hành đo trên một VOM, là chức năng cơ bản nhất của đồng hồ đa năng. Điện áp có 2 loại là:

  • Điện áp xoay chiều có kí hiệu là V – DC
  • Điện áp một chiều có kí hiệu là V – DC

Điện áp một chiều được đo chủ yếu ở nguồn điện nhỏ, cụ thể là mỏ pin. Đối với dòng điện xoay chiều, nó được đo bằng cách cắm que đo vào ổ điện. 

Đo dòng điện

Tương tự, đo dòng điện là chức năng cơ bản của đồng điện đo điện đa năng. Dòng điện có kí hiệu là A, có 2 loại là dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều

Đo điện trở

Điện trở là linh kiện được lắp đặt sẵn trong các bảng mạch và đo điện trở là chức năng thông thường mà các đồng hồ đo cần có. Với chức năng trên, khách hàng không cần sử dụng thêm thiết bị khác, vô cùng thuận tiện. 

Kiểm tra thông mạch

Một trong những chức năng cần thiết khác của đồng hồ đa năng là kiểm tra thông mạch. Chức năng nhằm phát hiện tình trạng của các dây nối điện có chính xác hoặc có bị đứt hay không? Từ đó, giúp khách hàng đưa ra biện pháp khắc phục nhanh nhất.

Xem thêm: Đồng Hồ Đo Ampe Kế Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động, Bảng Giá 2024

Cách dùng đồng hồ đo điện đa năng

Đo điện áp

  • Bước 1: Vặn núm trên đồng hồ đến vị trí hiển thị chữ V~ để kích hoạt chức năng đo điện áp trên thiết bị. 
  • Bước 2: Cắm 2 que đo vào thiết bị, que đỏ cắm vào ổ VΩHz, que màu đen cắm vào ổ COM.
  • Bước 3: Lúc này, trên góc trái màn hình sẽ hiển thị kí hiệu DC, có nghĩa là máy đang đo điện áp một chiều. Nếu muốn chuyển sang đo điện áp xoay chiều, khách hàng chỉ cần nhấn vào nút màu xanh Select. 
  • Bước 4: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần đo điện áp và nhận kết quả hiển thị trên đồng hồ. 

Đo dòng điện

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn đến vị trí có giá trị cao nhất (A~) để thực hiện chức năng đo dòng điện. 
  • Bước 2: Nhấn nút Select để chọn chế độ đo phù hợp, với DC – dành cho dòng điện 1 chiều, AC – dành cho dòng điện xoay chiều. 
  • Bước 3: Tiếp theo, cắm que đo đỏ vào cổng A và que đen vào cổng COM.
  • Bước 4: Tiến hành đo dòng điện và đọc kết quả hiển thị trên đồng hồ.

Lưu ý: Nếu kết quả hiển thị có giá trị nhỏ ở mức mA, khách hàng hãy di chuyển thang đo về mA và cắm que đo đỏ vào cổng μAmA để nhận kết quả chính xác nhất. 

Đo điện trở

  • Bước 1: Chỉnh núm vặn trên đồng hồ đến vị trí đo điện trở.
  • Bước 2: Nhấn vào nút màu xanh bên trái đồng hồ có ký hiệu là “Select” để kích hoạt chức năng đo điện trở. 
  • Bước 3: Cắm que đo đỏ vào cổng VΩHz, que đen vào cổng COM. Sau đó, nối 2 đầu que đo vào 2 chân điện trở và chọn thang đo sao cho độ lệch kim khoảng ½ thang đo. 
  • Bước 4: Máy sẽ đo điện trở và khách hàng tiến hành đọc kết quả hiển thị trên màn hình. 

Kiểm tra thông mạch

  • Bước 1: Di chuyển núm vặn trên đồng hồ sang đo thông mạch và chuyển thang đo X1 tại khu vực Ohm. 
  • Bước 2: Tiến hành cắm que đỏ vào cổng VΩHz và que đen vào cổng COM. Tiếp đến, đưa 2 que đo vào 2 đầu dây dẫn để tiến hành kiểm tra. 
  • Bước 3: Nếu đồng hồ đo điện đa năng đi lên kèm tiếng còi có nghĩa là dây dẫn thông mạch. Ngược lại, nếu không xuất hiện hiện tượng trên có nghĩa là dây dẫn của khách hàng đã bị đứt mạch.
Kiểm tra thông mạch
Kiểm tra thông mạch

Kiểm tra đi-ốt

  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí của đi-ốt và nhấn nút Select.
  • Bước 2: Tiến hành cắm que đỏ ở cổng VΩHz và que đen vào cổng COM. Tiếp đến, bạn cần xác định được vị trí của Catot và Anot. Sau đó, bạn nối que đo đỏ vào Catot và que đen vào Anot. 
  • Bước 3: Kiểm tra kết quả đo trên màn hình, nếu từ 0,25 – 0,3 là đi-ốt gecmani hoặc từ 0,7 là đi-ốt silic.
  • Bước 4: Nếu màn hình đồng hồ hiển thị OL, bạn tiến hành đảo chiều que đo. 

Kiểm tra tụ điện

  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí của chức năng đo tụ điện. 
  • Bước 2: Tiếp đến, bạn cắm que đỏ vào ô có ký hiệu là VΩHz và que đen vào cổng có ký hiệu là COM.
  • Bước 3: Tiến hành đo và nhận kết quả trên màn hình. 

Đo nhiệt độ

Kiểm tra tụ điện
Kiểm tra tụ điện
  • Bước 1: Xoay núm vặn đến vị trí có ký hiệu °C°F để thực hiện chức năng đo nhiệt độ.
  • Bước 2: Bạn cắm sensor đo nhiệt độ vào cổng (-), (+) của thiết bị. Sau đó, đưa đầu sensor đến vị trí mà bạn muốn đo.
  • Bước 3: Nhận giá trị hiển thị trên màn hình.

Xem thêm: Công Tơ Điện là gì ? Cấu tạo, Chức Năng và Phân Loại Công Tơ Điện

Ưu – nhược điểm của đồng hồ đa năng

Đồng hồ đo điện năng gồm 2 loại, mỗi loại sẽ có những ưu nhược điểm riêng như sau:

Ưu – nhược điểm của đồng hồ đo điện đa năng
Ưu – nhược điểm của đồng hồ đo điện đa năng

Đồng hồ hiển thị bằng kim

Thiết bị sở hữu những ưu điểm như: 

  • Mẫu mã đa dạng, giá thành hợp lý
  • Quá trình kiểm tra nhanh chóng và tương đối chính xác
  • Được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực

Bên cạnh đó, chúng vẫn tồn tại một số hạn chế sau:

  • Dễ bị hư hỏng nếu không được sử dụng đúng cách
  • Vì hiển thị bằng kim nên việc đọc kết quả khá khó khăn
  • So với đồng hồ đa năng khác, thiết bị có độ chính xác thấp hơn

Đồng hồ hiển thị bằng số

Tương tự, đồng hồ đa năng hiển thị số cũng có những đặc điểm riêng. Về ưu điểm:

  • Được trang bị nhiều chức năng
  • Dễ đọc giá trị, kết quả đo 
  • Thiết bị có độ cao và mức độ đo chính xác hơn

Về nhược điểm:

  • Khó khăn trong việc kiểm tra linh kiện của thiết bị
  • Giá thành quá cao

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ đo điện đa năng

Sau khi, bạn đã biết cách dùng đồng hồ đo điện đa năng, bạn cần lưu ý những vấn đề sau trong quá trình sử dụng:

  • Tránh để thang đo sai với mục đích đo. Đặc biệt, không nên để thang đo điện trở hoặc dòng điện khi đo điện áp.
  • Cần tắt nguồn trước khi thực hiện chức năng đo điện trở.
  • Cắm chốt đúng chức năng sử dụng

Việc sử dụng đúng cách thiết bị giúp cho đồng hồ đa năng tăng thêm tuổi thọ. Bên cạnh đó, việc chọn mua những đồng hồ đa năng chất lượng sẽ giúp việc đo nhanh và chính xác hơn. Khách hàng có thể tham khảo những mẫu đồng hồ đo điện đa năng tại Tiến Duy Electric. Đây là đơn vị chuyên cung cấp thiết bị điện chất lượng và cáo cấp trên thị trường hiện nay. Mẫu mã đa dạng, chất lượng tốt, giá thành hợp lý. Vì vậy, khi có nhu cầu mua thiết bị, khách hàng có thể liên hệ với Tiến Duy để được hỗ trợ.

Thông qua các cách dùng đồng hồ điện đa năng trên, hy vọng quý khách hàng sẽ sử dụng chúng dễ dàng và an toàn hơn.

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ ĐIỆN TIẾN DUY

Để đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý cho sản phẩm. Bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Duy Thắng
Phone : 096 741 24 86
Mail : salestienduy@gmail.com
Skype: luuduythang@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Thietbidiengiarehanoi
Website: mangnhuatudien.com

Website:  tienduy.vn

ĐỊA CHỈ: Số 8, Liền Kề 9, tổng cục 5, Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *