Tụ Bù Có Thật Sự Tiết Kiệm Điện Không?

Tụ bù là gì? Phân loại tụ bù thế nào?

Định nghĩa tụ bù

Tụ bù được định nghĩa là một hệ với hai vật dẫn đặt gần nhau, ngăn cách bởi một lớp cách điện. Tụ có tác dụng tích và phóng điện trong mạch điện. Thông thường thiết bị tụ bù được đạt trong một bình hàn kín, có hai đầu bản cực được đưa ra ngoài.

>> Xem báo giá: Tụ bù Mikro Mới Nhất

Phân loại tụ bù

Tụ bù được phân loại theo cấu tạo và theo điện áp.

Phân loại theo cấu tạo:

  • Tụ bù khô: bình tròn dài, nhỏ gọn, nhẹ, dễ lắp đặt, dùng trong các hệ thống có công suất nhỏ, chất lượng điện tương đối ổn, giá thành thấp, phù hợp với nhóm khách hàng nhỏ như gia đình hay hộ kinh doanh nhỏ lẻ,…
  • Tụ bù dầu: bình hình chữ nhật, thiết kế có độ bền cao hơn tụ bù khô, dùng trong tất cả hệ thống, mạng lưới điện, nhất là hệ thống có công suất lớn, thường được lắp đặt trong các doanh nghiệp lớn.

Phân loại theo điện áp:

  • Tụ bù 1 pha: Gồm điện áp 230V, 250V, dùng tại nơi tiêu thụ ít điện hay trong các hộ gia đình.
  • Tụ bù 3 pha: Phổ biến dùng cho các loại điện áp 415V, 440V, được lắp đạt trong các hệ thống điện áp ổn định, mức điện chuẩn, dùng trong các công trình lớn như bệnh viện, chung cư, khu công nghiệp, nhà máy,…

Công dụng của tụ bù

Tụ bù có chức năng làm tăng công suất phản kháng nhằm nâng cao công suất, đảm bảo quá trình hoạt động của mạng lưới điện được trơn tru, hiệu quả.

Đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng, các thiết bị đi kèm cũng như hỗ trợ hệ thống điện vận hành ổn định hơn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Cách Đấu Tụ Bù – Giảm Chi Phí Sinh Hoạt

Các Lỗi Thường Gặp Của Bộ Điều Khiển Tụ Bù Mikro Và Cách Khắc Phục

Vậy tụ bù có tiết kiệm điện không?

Với hệ thống sản xuất tại các nhà máy hay trong sinh hoạt hằng ngày của gia đình, doanh nghiệp hiện nay, việc sử dụng tụ bù đang là một vấn đề được chú ý. Khi sử dụng nhiều loại thiết bị cảm kháng như động cơ, biến áp,… các thiết bị này sẽ phải tiêu thụ một lượng công suất hữu công P (kW), vô công Q (kVar). Chính điều này sẽ gây ra hao tổn đối với hệ thống sử dụng điện, dẫn đến sự quá tải, sụt áp,… có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn lưới điện, tốn kém chi phí.

 

Trong trường hợp đó, lắp tụ bù chính là giải pháp hữu hiệu nhằm làm giảm công suất phản kháng cũng như gia tăng công suất, giảm chi phí sử dụng điện mà không vi phạm pháp luật. Trong khi đó, theo luật pháp, cos phi quy định phải đạt tối thiểu 0.9. Nếu người sử dụng dùng dưới mức quy định có thể sẽ bị phạt. Vì vậy, sử dụng tụ bù có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí mà không bị phạt.

Khi lắp đặt tụ bù, người dùng có thể luôn đặt ở ngưỡng 0.9 cho tụ bù. Thiết bị này sẽ giúp bảo vệ hệ thống điện mà không lo lắng sẽ gây ra nhiều hao tổn trên đường dây. Điều này sẽ giúp tăng tuổi thọ của dây, tiết kiệm các khoản chi phí đầu tư vào nhiều thiết bị khác có chức năng tương tự.

Nguyên lý hoạt động của tụ bù

Tụ bù hoạt động dựa trên nguyên lý nâng cao công suất phản kháng. Trong đó, công suất phản kháng là công suất không sinh ra công hữu ích khi biến đổi điện năng thành dạng năng lượng khác.

Nhu cầu sử dụng điện tải các thiết bị ngày càng tăng cao khi quá trình hiện đại hóa ngày một được đẩy nhanh tiến độ. Để đảm bảo hệ thống điện vận hành tốt công suất phản kháng phải đáp ứng đủ. Tổng hợp giữa công suất tác dụng và công suất phản kháng được gọi là công suất kiểu biến với đơn vị là VA hay kVA. Mối quan hệ giữa ba loại công suất này liên hệ với nhau qua các công thức như sau:

S2 = P2+ Q2;

P = S.cosphi;

Q = S.sinphi;

Trong đó:

S: công suất biể kiến

P: công suất tác dụng

Q: công suất phản kháng

Dựa vào công thức trên, khi hệ số cosphi càng cao thì tải điện càng sinh ra nhiều công. Trong khi đó, sử dụng tụ bù tạo ra công suất phản kháng sẽ giúp công suất tác dụng tăng lên.

Bên cạnh đó, dòng điện sẽ khiến dây dẫn bị nóng lên trong quá trình truyền tải điện năng. Trong trường hợp này, sử dụng tụ bù sẽ giúp đường dây truyền tải mát hơn và tải được nhiều hơn so với khi không sử dụng tụ hỗ trợ.

Hy vọng rằng bài viết trên của Tiến Duy đã giải đáp được câu hỏi “tụ bù có tiết kiệm điện không?” của độc giả. Bên cạnh đó, những kiến thức bổ ích này sẽ là hành trang cần thiết để người dùng đánh giá, chọn lựa được một thiết bị tụ bù chất lượng, an toàn nhất trong quá trình sinh hoạt, sản xuất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *