Tủ Điện ATS, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt Động

Tủ điện ATS hay còn được gọi là tủ chuyển nguồn điện tự động (tên tiếng anh: Automatic Transfer Switches). Đây là loại máy móc giúp đảm bảo hệ thống điện được hoạt động liên tục ngay cả khi mất điện. Hầu hết các doanh nghiệp hay chung cư đều phải trang bị loại tủ điện này để đảm bảo cung ứng đủ nguồn điện sinh hoạt. Vậy bạn đã biết tủ ATS là gì chưa? Hãy cùng Tiến Duy tìm hiểu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của tủ ABS trong bài viết dưới đây nhé. 

Tủ điện ATS là gì?

tủ điện ATS
tủ điện ATS

Tủ điện ATS – Automatic Transfer Switches được hiểu đơn giản là một hệ thống điện có thể tự động đổi nguồn điện lưới mất hoặc ngược lại. Mục đích của tủ ATS là đảm bảo luôn có đủ nguồn điện cần thiết cho doanh nghiệp, dân sinh để phục vụ cho quá trình sản xuất, sinh hoạt không bị gián đoạn.

>>Xem thêm: Bộ Chuyển Đổi Nguồn Ats Osemco

Về chức năng của tủ ATS

Chức năng của hệ thống máy phát điện ATS là chuyển tải nguồn điện sang nguồn điện dự phòng ở máy phát điện khi xảy ra những sự cố như: mất pha, quá áp, mất trung tính, mất điện,…

Những lĩnh vực nào ứng dụng tủ điện tự động ATS

Hệ thống chuyển nguồn điện tự động ATS được ứng dụng rộng rãi khắp trong những địa điểm cần cung cấp nguồn điện liên tục như: khu công nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất, trung tâm thương mại, chung cư, sân bay, bến xe, cảng,…Có thể nói tủ ATS có đóng một vai trò vô cùng cần thiết và quan trọng. 

lĩnh vực tủ điện ATS
lĩnh vực tủ điện ATS

Cấu tạo của tủ ATS

  • Vỏ tủ ATS: Được làm từ théo mã kẽm. Bên ngoài được trang bị một lớp sơn tĩnh điện. Vỏ tủ điện có kích thước to hay  nhỏ sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, công suất.
  • Thiết bị chuyển mạch tự động: Được thiết kế có các chế độ chuyển mạch tự động hoặc bằng tay.
  • Bộ điều khiển tủ ATS: Có chức năng điều khiển thiết bị chuyển mạch theo thời gian.
  • Hệ thanh cái đồng phân phối điện tủ điện ATS: Tùy theo dòng điện định mức của hệ thống mà được tính toán phù hợp.
  • Các nút ấn, màn hình LCD, hệ thống đèn chỉ thị giúp người vận hành có thể linh hoạt được chế độ hoạt động.

Ngoài các bộ phận kể trên, hệ thống máy phát điện ATS còn được tích hợp thêm chức năng giám sát và điều khiển từ xa.

Nguyên lý hoạt động của bộ chuyển nguồn tự động ATS

Tủ ATS luôn bao gồm hệ thống chuyển đổi nguồn điện và máy phát điện công nghiệp, từ đó trong bất kỳ trường hợp nào thì tủ điện cũng luôn sẵn sàng tự động chuyển mạch điện tới vị trí cần nguồn điện.

nguyên lý hoạt động
nguyên lý hoạt động
  • ATS: hệ thống chuyển đổi điện năng từ lưới điện chính, khi xảy ra sự cố sẽ cung cấp cho phụ tải từ máy phát điện.
  • Khi điện lưới có trở lại, tủ ATS có nhiệm vụ kế nối phụ tải với nguồn điện chính và ngắt máy phát điện dự phòng.
  • Những tủ ATS cao cấp còn có thêm chức năng hòa đồng bộ kết hợp với nhiều máy phát điện cùng lúc để đảm bảo nguồn điện không bị gián đoạn.

Quy trình hoạt động của hệ thống tủ điện ATS

Với những phụ tải yêu cầu không bị mất điện hoặc không được mất điện quá lâu. Hệ thống tủ Ats là thiết bị đảm bảo phụ tải được kết nối với hai nguồn điện là điện lưới và máy phát điện theo nguyên lý như sau:

  • Đầu tiên, tủ ATS sẽ truyền tín hiệu để nổ máy phát
  • Sau đó, khi máy phát có điện và hoạt động ổn định. Tủ ATS sẽ chuyển nguồn phụ tải từ điện lưới sang điện máy phát.
  • Khi điện lưới được cấp trở lại và hoạt động ổn định. Tủ ATS sẽ truyền tín hiệu để dừng máy phát, sau đó chuyển nguồn phụ tải từ máy phát sang điện lưới.

Ngoài ra, trên thị trường còn có những loại tủ ATS cao cấp. Có các chức năng mở rộng như kết hợp tủ hòa đồng bộ với nhiều máy phát, đảm bảo cấp đủ công suất cho phụ tải khi xảy ra rủi ro về máy phát điện.

Phân loại hệ thống tủ điện

Trên thị trường hiện nay có các loại tủ điện ATS phổ biến, đó là:

  • Tủ  ATS 1 nguồn điện lưới, 1 nguồn máy phát điện dự phòng. Loại này sử dụng nhiều trong các chung cư cao ốc, nhà máy sản xuất.
  • Tủ ATS 2 nguồn điện lưới chính, 1 nguồn máy phát điện dự phòng. Loại này thường được lắp đặt và sử dụng trong các khu công nghiệp lớn. Hệ thống điện lưới luôn có hai nguồn độc lập luân phiên nhau để bảo trì.
  • Tủ  ATS 1 nguồn điện lưới, 2 nguồn máy phát điện dự phòng.
  • Hệ thống tủ ATS cũng có thể được phân loại theo công suất như: 100A, 200A, 250A, 400A dùng khởi động từ là chủ yếu.
  • Hệ thống tủ ATS lớn khoảng 800A đến hàng ngàn Ampe thì sử dụng máy cắt khí, bền bỉ hơn.

Mô hình hoạt động của hệ thống tủ điện ATS

Tủ chuyển đổi nguồn điện Ats bao gồm 2 công tắc. Chuyển mạch cơ khí của nguồn cung cấp bình thường và nguồn dự phòng.

Khi xuất hiện sự cố nguồn điện lưới. Khoảng thời gian giữa hai công tắc chuyển mạch phải nhỏ nhất. Để đảm bảo nguồn điện cung cấp liên tục.

Khi đã khắc phục được sự cố nguồn điện lưới. Hệ thống ATS sẽ ngắt tải khỏi nguồn phát và kết nối vào hệ thống điện lưới.

>> Xem thêm:

Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bộ Chuyển Nguồn ATS Và Tủ Điện ATS

Giới Thiệu Về Bộ Chuyển Nguồn ATS Tự Động

Bộ Chuyển Đổi Nguồn Tự Động ATS ATS – SHIHLIN

Hướng dẫn lựa chọn tủ điện 

Việc chọn hệ thống tủ ATS loại nào tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của mỗi đơn vị. Các chuyên viên kỹ thuật tư vấn những yếu tố cần quan tâm để lựa chọn hệ thống ATS phù hợp như sau:

  • Cần xác định được công suất của trạm biến áp
  • Dựa theo công suất của máy phát điện, tính toán khu vực ưu tiên sử dụng điện.
  • Dựa theo vị trí lắp đặt hệ thống: nhiệt độ, môi trường,…
  • Được kết nối với hệ thống kiểm soát của doanh nghiệp. Tự động báo cáo thông tin theo lịch trình đã được thiết lập sẵn.

CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ THƯƠNG MẠI THIẾT BỊ ĐIỆN TIẾN DUY

Để đảm bảo chất lượng và giá cả hợp lý cho sản phẩm. Bạn nên liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

Duy Thắng
Phone : 096 741 24 86
Mail : salestienduy@gmail.com
Skype: luuduythang@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/Thietbidiengiarehanoi
Website: mangnhuatudien.com

Website:  tienduy.vn

ĐỊA CHỈ: Số 8, Liền Kề 9, tổng cục 5, Yên Xá, Thanh Trì, Hà Nội

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *